Thị trong văn hóa Việt Thị

Quả thị có tiếng là thơm, được chuộng tại Việt Nam. Người ta còn đan cái giỏ nhỏ chỉ vừa để đựng quả thị rồi treo lên trong nhà để thưởng thức hương thị.

Theo kinh nghiệm và truyền thống dân gian ở Việt Nam, để ăn thị người ta và nắn, bóp nhẹ đều khắp bề mặt quả cho đến khi thịt quả mềm ra (tới nẫu, thậm chí nứt, rách vỏ) để giảm vị chát (cách ăn thú vị nhất là sau khi đã làm mềm quả, khéo léo tách bỏ núm (đài) ra khỏi vỏ, để lại một lỗ tròn và ăn bằng cách hút thịt (và cả hạt) từ lỗ tròn đó).

Quả thị chín vào cuối mùa hè đến hết mùa thu. Mùi hương quả thị dịu nhẹ nhưng "không thể giấu được"[1]. Ở các vùng quê, những người nấu rượu gạo rất kị mùi hương quả thị, nếu để quả thị trong nhà thì cả mẻ rượu sẽ bị hỏng.

Cây thị ngoài việc lấy quả cũng được trồng làm cây cảnh (bonsai).

  • Quả thị có mặt trong truyện cổ tích dân gian Việt Nam: Tấm Cám.
  • Thành ngữ: Ngậm hạt thị (ngậm hột thị), miệng ngậm hạt thị hoặc miệng câm như ngậm hạt thị.